Tầm quan trọng Trận_Hakodate

Sự tham dự của người Pháp

Trận Hakodate cũng hé lộ một thời kỳ trong lịch sử Nhật Bản khi ấy Pháp can dự sâu vào nội tình nước Nhật. Tương tự như vậy, các lợi ích và hành động của Anh và Mỹ ở Nhật Bản cũng khá quan trọng, nhưng ít thấy hơn so với Pháp. Sự tham dự này của người Pháp là một phần của các hành động ngoại giao sâu rộng, và thường là tai hại của Đế chế Pháp dưới thời Napoleon III, và tiếp theo Chiến dịch Mexico. Các thành viên của phái đoàn Pháp đi theo các đồng minh người Nhật lên phía Bắc đều giải ngũ khỏi quân đội Pháp trước khi đi theo họ. Mặc dù họ nhanh chóng được phục hồi khi trở về Pháp, và một số người, ví dụ như Jules Brunet có một sự nghiệp xán lạn sau đó, sự tham dự của họ không được dự tính trước hay hướng dẫn về chính trị, mà chỉ là một sự lựa chọn và nhận thức của cá nhân. Mặc dù bại trận, và lại thua trong cuộc Chiến tranh Pháp-Phổ. Nước Pháp tiếp tục đóng một vai trò quan trọng trong công cuộc hiện đại hóa Nhật Bản: Phái đoàn quân sự thứ hai được mời đến năm 1872, và hạm đội hiện đại đầu tiên của Hải quân Đế quốc Nhật Bản được đóng dưới sự giám sát của kỹ sư Pháp Emile Bertin trong những năm 1880.

Hiện đại hóa

Mặc dù công cuộc hiện đại hóa Nhật Bản nói chung được xem là bắt đầu từ thời Meiji (1868), nó thực ra đã bắt đầu nhiều từ khoảng 1853 trong những năm cuối cùng của Mạc phủ Tokugawa (Bakumatsu). Trận Hakodate năm 1869 thể hiện hai kẻ địch tinh vị trong một cuộc chiến hiện đại về cơ bản, nơi mà sức hơi nước và súng đóng vai trò quyết định, mặc dù vài yếu tố của trận đánh truyền thống rõ ràng vẫn còn. Một số lượng lớn tri thức khoa học và công nghệ phương Tây đã du nhập và Nhật Bản từ khoảng năm 1720 qua rangaku (Lan học), môn học về khoa học phương Tây, và từ năm 1853, Mạc phủ Tokugawa đã vô cùng tích cực trong việc hiện đại hóa đất nước và mở cửa cho sự ảnh hưởng bên ngoài. Phong trào Phục Đế, dự trên tư tưởng Sonno Joi là một phản ứng với quá trình hiện đại hóa và quốc tế hóa, mặc dù, cuối cùng, Thiên hoàng Meiji đã chọn đi theo chính sách tương tự dưới nguyên tắc Fukoku Kyohei (Phú Quốc, Cường Binh). Một vài cựu samurai vốn ủng hộ ông từ Satsuma, ví dụ như Saigō Takamori sẽ nổi loạn chống lại tình hìng này, dẫn đến cuộc Nổi loạn Satsuma năm 1877.